Giới thiệu Chương trình SCORE

 

Dự án Phát triển Doanh nghiệp Bền vững (SCORE) là chương trình đào tạo và tư vấn Doanh nghiệp được triển khai bởi Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM và Tổ chức Lao động Quốc tế; và được Ủy ban Quốc gia về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na-Uy (NORAD) tài trợ. Mô hình đào tạo của SCORE là phần cốt lõi của chương trình. Đào tạo này dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhằm quảng bá việc tôn trọng quyền của người lao động và nâng cao năng suất của doanh nghiệp SMEs, giúp họ tiếp cận các chuỗi cung ứng toàn cầu và trình diễn những thực hành tốt nhất của quốc tế trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Đào tạo SCORE chú trọng việc phát triển các mối quan hệ hợp tác tại nơi làm việc. Công nhân và cán bộ quản lý cùng tham gia các khóa đào tạo hai ngày về các chủ đề hợp tác nơi làm việc, quản lý chất lượng, quản lý nguồn nhân sự, vệ sinh an toàn nghề nghiệp. Các chuyên gia trong nước thực hiện các chuyến viếng thăm nhà máy nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những kiến thức đã học. 

Chương trình SCORE được triển khai tại 7 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Ấn Độ, Ghana, Columbia, Việt Nam, nhận tài trợ từ tổ chức SECO (Thụy Sỹ), và Tổ chức Lao động Quốc tế ILO
Tại Việt Nam chương trình SCORE do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Tp. HCM (VCCI-HCM) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp triển khai.
Đối tác triển khai chiến lược của dự án tại Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai là Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, BIFA
Cấu trúc Chương trình:
Nội dung:
Chương trình SCORE bao gồm các khóa đào tạo qua 5 chuyên đề. 
Chuyên đề 1: Hợp tác tại nơi làm việc
Chuyên đề 2: Quản lý chất lượng
Chuyên đề 3: Sản xuất sạch hơn
Chuyên đề 4: Quản lý nguồn nhân lực
Chuyên đề 5: An toàn vệ sinh lao động
Trong đó chuyên đề 1 là chuyên đề nền tảng, giới thiệu phương pháp của toàn chương trinh.
Giới thiệu Chương trình SCORE: 

Dự án Phát triển Doanh nghiệp Bền vững (SCORE) là chương trình đào tạo và tư vấn Doanh nghiệp được triển khai bởi Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM và Tổ chức Lao động Quốc tế; và được Ủy ban Quốc gia về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na-Uy (NORAD) tài trợ. Mô hình đào tạo của SCORE là phần cốt lõi của chương trình. Đào tạo này dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhằm quảng bá việc tôn trọng quyền của người lao động và nâng cao năng suất của doanh nghiệp SMEs, giúp họ tiếp cận các chuỗi cung ứng toàn cầu và trình diễn những thực hành tốt nhất của quốc tế trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Đào tạo SCORE chú trọng việc phát triển các mối quan hệ hợp tác tại nơi làm việc. Công nhân và cán bộ quản lý cùng tham gia các khóa đào tạo hai ngày về các chủ đề hợp tác nơi làm việc, quản lý chất lượng, quản lý nguồn nhân sự, vệ sinh an toàn nghề nghiệp. Các chuyên gia trong nước thực hiện các chuyến viếng thăm nhà máy nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những kiến thức đã học. 

Chương trình SCORE được triển khai tại 7 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Ấn Độ, Ghana, Columbia, Việt Nam, nhận tài trợ từ tổ chức SECO (Thụy Sỹ), và Tổ chức Lao động Quốc tế ILO
Tại Việt Nam chương trình SCORE do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Tp. HCM (VCCI-HCM) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp triển khai.
Đối tác triển khai chiến lược của dự án tại Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai là Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, BIFA
Cấu trúc Chương trình:
Nội dung:
Chương trình SCORE bao gồm các khóa đào tạo qua 5 chuyên đề. 
Chuyên đề 1: Hợp tác tại nơi làm việc
Chuyên đề 2: Quản lý chất lượng
Chuyên đề 3: Sản xuất sạch hơn
Chuyên đề 4: Quản lý nguồn nhân lực
Chuyên đề 5: An toàn vệ sinh lao động
Trong đó chuyên đề 1 là chuyên đề nền tảng, giới thiệu phương pháp của toàn chương trinh.
Trình tự triển khai:
Chuyên đề 1 sẽ được triển khai cho tất cả doanh nghiệp tham dự chương trinh trước khai triển khai các chuyên đề tiếp theo. Sau khi tham gia chuyên đề 1 doanh nghiệp sẽ lựa chọn các chuyên đề tiếp theo để tham gia tùy vào nhu cầu thực tế.
Các hoạt động được triển khai cho 1 chuyên đề bao gồm:
Hoạt động Thời lượng
Đánh giá ban đầu tại DN ½ ngày
Đào tạo tập trung tại BIFA 2 ngày
Tư vấn tại DN lần 1 ½ ngày
Tư vấn tại DN lần 2 (cách lần trước 1 tuần) ½ ngày
Tư vấn tại DN lần 3 (cách lần trước 2 tuần) ½ ngày
Tư vấn tại DN lần 4 (cách lần trước 3 tuần) ½ ngày

Đóng góp tham dự
Đóng góp tham dự cho 1 chuyên đề  là 
10.000.000 VND (mười triệu đồng) (trong năm 2016)
Đóng góp tham dự này bao gồm tất cả các hoạt động của mục 2.2, tài liệu cho học viên, ăn trưa trong thời gian đào tạo.