Ngành công nghiệp chế biến gỗ (Kỳ II): Doanh nghiệp “khát” công nghệ

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt đều làm hàng thành phẩm trọn gói. Các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều máy móc, nhiều chủng loại máy móc hiện đại nhưng không đồng bộ, không thể tham gia chuỗi sản xuất. Do đó, cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ là cần thiết hoàn thiện chuỗi khép kín nâng cao giá trị sản phẩm đồ gỗ Việt.

Các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều máy móc, nhiều chủng loại máy móc hiện đại nhưng không đồng bộ, không thể tham gia chuỗi sản xuất,

Các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều máy móc, nhiều chủng loại máy móc hiện đại nhưng không đồng bộ, không thể tham gia chuỗi sản xuất.

Chính sách hỗ trợ bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ. Doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ theo đó sẽ là đầu mối tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến gỗ sắp xếp sản xuất khi trở thành nơi thu mua của người có đem đến cho người cần.

Lợi thế nhân lực giá rẻ mất dần

Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. Và chúng ta phải khẳng định, công nghệ hiện đại trong chế biến gỗ có yếu tố quyết định trong việc tăng tốc phát triển bền vững cho ngành gỗ. Vì vậy đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp chế biến gỗ muốn chỉ có 1 hướng đi là: Cải tiến phát triển bắt kịp xu thế về công nghệ máy móc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Rõ ràng, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh, nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài.

Hiện nay, trên thế giới máy chế biến gỗ đã phát triển đến công nghệ hiện đại của Đức, Ý, Nhật, Đài Loan như WEINIG, SCM, BACCI, SHODA và BKM, CHIA LUNG ...vv.

Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh cao nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân công không còn dồi dào vì sự cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công giá rẻ đang dần trở nên khan hiếm.

Bởi vậy, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh khâu chuyển giao công nghệ, sản xuất máy chế biến gỗ mang thương hiệu Việt Nam.

Cụ thể, việc sử dụng công nghệ hiện đại đi đôi với việc đào tạo con người trong sản xuất, vận hành hệ thống máy móc hiện đại, nâng tầm chất lượng lao động trong hội nhập để tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nhất là trong xu hướng mà khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ hiện nay. Do đó cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi phí.

Về chuyển giao công nghệ, sản xuất máy chế biến gỗ mang thương hiệu Việt Nam. Sự phát triển của Công nghệ của thế giới phẳng như hiện nay thì việc chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để sản xuất máy chế biến gỗ mang thương hiệu Việt là điều rất cần thiết.Nếu làm tốt điều này thì bên cạnh việc hạ giá thành máy móc chế biến gỗ ngoại mà vẫn đảm bảo chất lượng cho Doanh nghiệp gỗ Việt chúng ta còn đẩy mạnh sự phát triển, xuất khẩu máy móc chế biến gỗ.Trên thực tế, Đài Loan và các Doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ Đài Loan cũng đã làm điều này rất thành công và đến nay máy móc chế biến gỗ Đài Loan đã trở thành thương hiệu tầm trung trên thị trường. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên Việt Nam về vấn đề này. Trên thực tế hiện nay đã có một số DN máy móc chế biến gỗ Việt làm được điều này, bước đầu đã có thành công nhưng vẫn còn manh nha, chưa đăng ký quyền bảo hộ tài sản trí tuệ…vv.

Đồng thời, việc đồng bộ các thiết bị công nghệ sản xuất giúp nâng cao năng suất lao động, gảm thiểu lao động chân tay và đặc biệt giúp các doanh nghiệp thuận lợi khi đẩy mạnh chuyên môn hóa, tham gia và chuỗi sản xuất; tiếp nhận đơn hàng lớn và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.

Một trong những cách để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó.Các doanh nghiệp Việt Nam thì làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục, lại phải sản xuất quá nhiều mặt hàng. Khi chúng ta có máy móc đồng bộ, chúng ta sẽ sản xuất theo chuỗi và khi đó đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm chuyên môn hóa cao, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối.

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhập khẩu máy móc chế biến

Để hiện thực được mục tiêu này, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ hóa trong sản xuất mà trước hết, chính sách về nhập khẩu/sản xuất trong nước, tức tỷ lệ nội địa hóa cần được thay đổi. Đồng thời có chính sách đào tạo nhân lực.

Cụ thể, Nhà nước cần cơ chế khuyến khích ngành máy móc chế biến gỗ phát triển song hành cùng với ngành sản xuất gỗ để hướng tới sự phát triển bền vững. Nhà nước nên tạo điều kiện về vốn để các doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ có thể mua được những công nghệ của các nước như: Đức, Ý, Nhật, hay ít nhất cũng là Đài Loan để doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ tự sản xuất máy móc mang thương hiệu Việt.

Nếu để doanh nghiệp máy móc chế biến gỗ tự tìm mua công nghệ thì hiện nay không đủ lực với những ràng buộc và kinh phí lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Cụ thể, doanh nghiệp đề xuất, thứ nhất, đối với thuế, đề nghị ưu đãi thuế và các điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phù hợp điều kiện công nghiệp Việt Nam từ các quốc gia phát triển (như Mỹ, Canada, Đức, Ý) được thuận lợi hơn với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ vận hành máy móc, sử dụng thiết bị, nâng cao trình độ.

Thứ hai, đối với nguồn vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn ưu đãi để mua máy móc thiết bị nâng cao công nghệ chế biến gỗ, kể cả ngành công nghệ phụ trợ.

Thứ ba, đề nghị ưu đãi hỗ trợ, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành công nghiệp chế tạo máy trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ kịp thời cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Quan trọng không kém là giải quyết vấn đề nhân lực. Đề nghị đẩy mạnh những chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, trong đó chú trọng việc đào tạo kiến thức và kỹ năng, tay nghề phù hợp với sản xuất sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị của công nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất, kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đội ngũ quản lý.

Tăng cường hỗ trợ các trường đại học mở các chuyên ngành đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không thể tự đào tạo, chuyển giao được. Trong đó ưu tiên trao đổi, tăng thời gian sinh viên tập sự tại các nhà máy chế biến gỗ trong nước và quốc tế để có nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu.

Có chính sách thu hút người lao động tham gia các chương trình đào tạo công nhân lành nghề phù hợp với sự đổi mới công nghệ.

Nhà nước cần có chính sách đồng bộ hóa trong sản xuất gỗ để doanh nghiệp gỗ tham gia vào chuỗi cung ứng, đủ tầm nhận những đơn hàng lớn hơn hiện nay.

Nguồn: http://enternews.vn/nganh-cong-nghiep-che-bien-go-ky-ii-doanh-nghiep-khat-cong-nghe-145597.html