Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020

Thống kế từ Hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 4/2020 giảm mạnh, đạt 697 triệu USD, giảm tới 29,3% với tháng trước đó và giảm 18,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt 3,294 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2019

 XUẤT KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 4/2020 giảm mạnh, đạt 697 triệu USD, giảm tới 29,3% với tháng trước đó và giảm 18,72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 434 triệu USD, giảm 34,7% so với tháng 3/2020 và giảm 25,43% so với tháng 4/2019.

4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt 3,294 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2019. Đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng/nhóm ngành hàng lớn của Việt Nam.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,272 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 68,99% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, giảm nhẹ so với mức 70,44% của cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đang giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó đặc biệt sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ - chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam, đã giảm tới 38,94% so với tháng 3/2020.

Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại Hoa Kỳ, Châu Âu… kinh tế toàn cầu đối diện với khủng hoảng trầm trọng với dự báo phục hồi chậm hơn dự kiến, thị trường BĐS trầm lắng và sức tiêu thụ hàng hóa không thiết yếu suy giảm đang và sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2020.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 - 2020

(ĐVT: triệu USD)

 (Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 233 triệu USD, giảm tới 36,7% so với tháng trước đó và giảm 32,72% so với tháng 4/2019.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 199 triệu USD, giảm tới 41,55% so với tháng trước đó và giảm 37,12% so với cùng kỳ năm 2019.

4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,275 tỷ USD, giảm 3,18% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 38,71% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,164 tỷ USD, giảm 3,62% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối doanh nghiệp FDI; chiếm 51,23% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG hầu hết các thị trường đầu giảm rất mạnh so với tháng trước đó. Đặc biệt thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Hoa Kỳ giảm tới 38,94% so với tháng trước đó và giảm 22,48% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tăng tới 12,78% và tăng 23,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số liệu lũy kế này sẽ bị giảm sút do tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn ít nhất là trong 3-4 tháng tới.

Cũng trong 4 tháng năm 2020, các chị trường châu Âu như: Anh, Đức, Pháp, Hà Lan đều giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (chi tiết tại bảng 1).

Biểu đồ 2:Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 04/2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 4 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Bảng 1:Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong 4 tháng năm 2020

(ĐVT: 1,000 USD)

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 4/2020 cũng chững lại sau khi tăng mạnh trong tháng 3/2020, đạt 201 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước đó và tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020.

4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 731 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong 4 tháng năm 2020, Việt Nam đã xuất siêu 2,563 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng từ năm 2017 - 2020

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 4/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 64 triệu USD, giảm 0,56% với tháng trước đó và tăng 3,66% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 242 triệu USD, tăng 7,68% so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 33,15% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của toàn ngành.

Trong khoảng thời gian trên, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,033 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 4/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường chủ lực là Thái Lan, Lào và Malaysia tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 26,59%; 43,04% và tăng 59,21% so với tháng 3/2020.

Kim ngạch nhập khẩu G&SPG chững lại từ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và giảm rất mạnh từ thị trường Brazil, Pháp, Newzealand, Nga và Đức

Tính chung 4 tháng năm 2020, Trung Quốc là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 208 triệu USD, tăng tới 40,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng 9,76%.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 03 thị trường kế tiếp là Thailand, Chile và Brazil lại giảm rất mạnh với mức giảm lần lượt là 11,08%; 24,08% và giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Biểu đồ 5: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 4/2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 4 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 4 tháng năm 2020

(ĐVT: 1,000 USD)

 (*không thống kê; Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Nguồn:http://goviet.org.vn/bai-viet/xuat-nhap-khau-go-va-san-pham-go-cua-viet-nam-trong-4-thang-dau-nam-2020-9131