Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm của gỗ trong tháng 10/2019

Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 10/2019 đạt 995 triệu USD, lũy kế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 8,52 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam.

 

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với 80,6% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 với giá trị xuất khẩu đạt 3,65 tỷ USD, tăng tới 33,6%.

Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu tháng 10/2019 đạt 212 triệu USD, lũy kế nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 2,09 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam với 22,9% thị phần.

Việt Nam đã nố lực hoàn thiện thể chế, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang nhiều thị trường bậc cao, điển hình như thị trường Mỹ, bên cạnh việc chất lượng và mẫu mã của sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được cải thiện trong những năm gần đây.

Ngoài ra, động lực thúc đẩy sự tăng trưởng đầy ấn tượng trong 9 tháng đầu năm của ngành gỗ Việt Nam còn đến từ sự chủ động về nguồn nguyên liệu và tận dụng hiệu quả các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trên thực tế, Việt Nam đã có khoảng 85% diện tích rừng trồng tập trung có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc; đồng thời, đến nay cả nước đã có 237.386 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Cùng với đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) với cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ (khoảng 83% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực) cùng với việc ký kết hiệp định đối tác tự nguyên về tăng cường thực thi lâm luật (VPA-FLEGT) đã tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm gỗ của Việt Nam so với các đối thủ.

Nguồn: