HỘI CHỢ IFFT TẠI NHẬT BẢN

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đạt mức 10,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 2,5 tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2017. Điều này chứng tỏ tiềm năng và sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào Nhật Bản là dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ...

Riêng đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan và gốm sứ chỉ đạt mức trên 64 triệu đô la Mỹ, chiếm 0.6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, theo đánh giá của Thương vụ Việt nam tại Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản rất lớn (khoảng hai tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà hàng ngày và vào các dịp lễ. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: gỗ khảm, dát, sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác, dây tết bện và các sản phẩm bằng vật liệu tết bện, hàng mây tre, liễu gai, gốm sứ) của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản. Điều này thể hiện nhu cầu rất lớn của thị trường Nhật Bản, vấn đề còn lại là các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, chất lượng sản phẩm, mẫu mã thiết kế để có thể tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giới thiệu, quảng bá, duy trì tiếp xúc với các khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, cũng như tìm hiểu thị trường và đánh giá thị hiếu, nhu cầu của khách hàng Nhật Bản; Trung tâm Xúc tiến thương mại kính mời Quý Hiệp hội, doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế IFFT Tokyo 2018 và khảo sát làng nghề sơn mài, gốm sứ Nhật Bản. Cụ thể như sau:
1. Tham gia 04 gian hàng chung của tỉnh Bình Dương trưng bày các sản phẩm của ngành chế biến gỗ, gốm sứ và sơn mài.

2. Số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát: 15 doanh nghiệp. Trong đó, mỗi DN được đăng ký tối đa không quá 01 thành viên. Hiện chỉ còn 02 suất dành riêng cho Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương.
3. Thời gian: Từ ngày 13/11/2018 đến 17/11/2018.
4. Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản.

5. Đối với DN tham gia khảo sát (không trưng bày): Sở Công Thương hỗ trợ chi phí 30.000.000 VND/DN. Chỉ còn 02 suất.

6. Đối với DN tham gia trưng bày: tỉnh hỗ trợ 9m2 không gian trưng bày và một phần chi phí vận chuyển dựa trên ngân sách vận chuyển chung của cả đoàn. Chỉ còn 01 suất.


Vì số lượng DN là hạn chế, nên nếu số lượng DN đăng ký nhiều hơn thì các chỉ tiêu ưu tiên sau đây được xem xét để chọn DN tham gia:

  1. DN là hội viên BIFA, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hội viên.
  2. DN đã, đang, hoặc có liên quan đến việc xuất khẩu hàng vào TT Nhật.
  3. DN chưa tham gia các chương trình XTTM hội chợ quốc tế trước đây do BIFA tổ chức
  4. DN đăng ký trước.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Trung tâm Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương, số 03 Huỳnh Văn Nghệ - P. Phú Lợi – Tp. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0274 3898 287 – Fax: 0274 3898 286
Điện thoại di động: 0913 860 407 (Ông. Trần Thiện Minh)
Email: 
tranthienminh2006@gmail.com
Thời gian đăng ký và đặt cọc tham gia: trước ngày 05 tháng 10 năm 2018. 

Quý Doanh nghiệp vui lòng download các tài liệu và biểu mẫu liên quan đến chương trình ở bên dưới:

Thư mời Doanh nghiệp

Kế Hoạch của UBND

Chương trình chi tiết

Đơn đăng ký

Cam kết tham gia chương trình

Danh sách nhân sự

Quyết định cử đi công tác