Sử dụng gỗ hợp pháp có tính chất “sống còn” đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhất là khi Việt Nam đã ký Hiệp định VPA/FLEGT với EU.
Trước đòi hỏi khắt khe từ thị trường nhập khẩu, cùng với việc Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU, việc sử dụng gỗ hợp pháp có tính chất “sống còn” đối với doanh nghiệp.
Để chủ động thích ứng, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang tập trung kiểm soát nguồn nguyên liệu của mình.
Hiện Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu lâm sản của Việt Nam, chiếm khoảng 87% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản.
Bốn trong số 5 thị trường trên (trừ Trung Quốc) đã đưa ra những đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc gỗ sạch, hợp pháp mới được nhập khẩu vào các thị trường này.
VPA/FLEGT không chỉ hướng đến đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp cho xuất khẩu mà cho tiêu dùng nội địa.
Bởi vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn tham gia xuất khẩu, các làng nghề gỗ cũng đã tìm đến những nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp để có thể tiếp tục phát triển.
Điển hình như tại làng nghề gỗ Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp.
Ông Phan Văn Tuấn, Phó Chủ tịch xã Hữu Bằng cho biết, sản phẩm đồ gỗ từ địa phương đang cung ứng cho khoảng 50% thị trường cả nước và một lượng lớn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đây, làng nghề sử dụng chủ yếu nguồn cung gỗ từ Lào, nhưng do nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu rất lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu gỗ từ các nước châu Phi và EU.
Theo ông Nguyễn Duy Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát, do sự phát triển của thị trường nên nguồn nguyên liệu trong nước hiện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp phải mở rộng nhập khẩu gỗ từ EU.
Giá gỗ từ EU không chênh nhiều so với các nguồn nhập khẩu khác nhưng tính hợp pháp cao, chất lượng đồng đều. Bên cạnh đó, cả làng nghề Hữu Bằng cùng nhập một nguồn nên cũng hình thành được giá sàn sản xuất.
Trước yêu cầu tất yếu của thị trường, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho biết, nếu doanh nghiệp sản xuất bằng gỗ tự nhiên thì sẽ không xuất khẩu được. Việc sử dụng gỗ nguyên liệu hợp pháp là vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại.
Ông Hiệp cũng đồng thời là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát (MIFACO). Công ty của ông đang xuất khẩu 100% sang thị trường Mỹ. Để xuất khẩu được sang thị trường này, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về tính hệ thống, nguyên tắc và tuân thủ.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay gỗ rừng trồng đã đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu sản xuất, nhưng chủ yếu vẫn đang là tràm và cao su. Để đa dạng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, Việt Nam vẫn phải nhập 25% gỗ nguyên liệu.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, gỗ nhập khẩu chủ yếu là gỗ chất lượng cao dùng để phủ - dán bên ngoài sản phẩm.
Việc nhập khẩu gỗ, nhất là đối với một số nguồn gỗ nguyên liệu đặc thù mà trong nước không thể sản xuất là yêu cầu tất yếu, nhất là khi ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và đa dạng về sản phẩm.
Để đáp ứng tốt hơn nguồn nguyên liệu trong nước, Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách nhằm phát triển rừng gỗ lớn.
Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước đã có 193.000 ha rừng sản xuất gỗ lớn là rừng trồng và 94.000 ha rừng được chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Dự kiến, trong giai đoạn 2020 - 2025, lượng gỗ lớn sẽ chiếm 40% trữ lượng gỗ sản xuất cả nước.
Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp đã nhận thấy gỗ không có chứng chỉ sẽ gặp khó trong xuất khẩu. Bởi vậy, nhiều địa phương sở hữu diện tích rừng sản xuất lớn như Quảng Trị, Tuyên Quang… đã hướng đến phát triển các vùng nguyên liệu gỗ để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vừng (FSC).
Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, Tuyên Quang đã có 19.700 ha rừng đạt chứng chỉ FSC.
Năm 2019, Tuyên Quang phấn đấu cấp thêm chứng chỉ cho từ 4.500 - 5.000 ha. Triển khai trồng rừng có chứng chỉ FSC, Tuyên Quang nhận thấy ý thức của người dân đã thay đổi, tuân thủ tốt các quy định trong sản xuất.
Quyền lợi của người lao động được đảm bảo theo đúng quy định quốc tế và quản lý Nhà nước về quản lý rừng cũng được nâng cao.
Đặc biệt là sản phẩm gỗ từ rừng có chứng chỉ FSC có giá trị cao hơn rừng không có chứng chỉ từ 15 - 20%, thậm chí có khu rừng sản xuất tốt còn tăng lên 30%.
Trước nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế mang lại, Tuyên Quang đã đẩy mạnh tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi, kết nối người trồng rừng với doanh nghiệp để doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân phát triển trồng rừng gỗ lớn.
Nhờ đó, đến nay tỉnh đã quy hoạch được 6 vùng nguyên liệu cho 6 doanh nghiệp lớn tham gia liên kết sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng để gắn kết người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, ông Khoa chia sẻ.
Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp Việt Nam thay đổi và cải thiện mạnh mẽ cách quản trị rừng, hướng xuất khẩu ra thị trường mở một cách bền vững và có hiệu quả cao đối với cả chuỗi cũng như từng mắt xích tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, sự vào cuộc của chính những người trồng rừng, Việt Nam cũng có thời gian để nâng cao năng lực cho cả người sản xuất và chế biến, để cùng thống nhất tôn chỉ là bất kỳ ai tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ, đều tuân thủ quy định, hành động hợp pháp và minh bạch.
Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) toàn diện và tin cậy nhằm đảm bảo gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp thông qua hệ thống xác minh đối với gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu được khai thác và kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật./.
Trước đòi hỏi khắt khe từ thị trường nhập khẩu, cùng với việc Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU, việc sử dụng gỗ hợp pháp có tính chất “sống còn” đối với doanh nghiệp.
Để chủ động thích ứng, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang tập trung kiểm soát nguồn nguyên liệu của mình.
Hiện Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu lâm sản của Việt Nam, chiếm khoảng 87% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản.
Bốn trong số 5 thị trường trên (trừ Trung Quốc) đã đưa ra những đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc gỗ sạch, hợp pháp mới được nhập khẩu vào các thị trường này.
VPA/FLEGT không chỉ hướng đến đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp cho xuất khẩu mà cho tiêu dùng nội địa.
Bởi vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn tham gia xuất khẩu, các làng nghề gỗ cũng đã tìm đến những nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp để có thể tiếp tục phát triển.
Điển hình như tại làng nghề gỗ Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp.
Ông Phan Văn Tuấn, Phó Chủ tịch xã Hữu Bằng cho biết, sản phẩm đồ gỗ từ địa phương đang cung ứng cho khoảng 50% thị trường cả nước và một lượng lớn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đây, làng nghề sử dụng chủ yếu nguồn cung gỗ từ Lào, nhưng do nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu rất lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu gỗ từ các nước châu Phi và EU.
Theo ông Nguyễn Duy Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát, do sự phát triển của thị trường nên nguồn nguyên liệu trong nước hiện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp phải mở rộng nhập khẩu gỗ từ EU.
Giá gỗ từ EU không chênh nhiều so với các nguồn nhập khẩu khác nhưng tính hợp pháp cao, chất lượng đồng đều. Bên cạnh đó, cả làng nghề Hữu Bằng cùng nhập một nguồn nên cũng hình thành được giá sàn sản xuất.
Trước yêu cầu tất yếu của thị trường, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho biết, nếu doanh nghiệp sản xuất bằng gỗ tự nhiên thì sẽ không xuất khẩu được. Việc sử dụng gỗ nguyên liệu hợp pháp là vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại.
Ông Hiệp cũng đồng thời là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát (MIFACO). Công ty của ông đang xuất khẩu 100% sang thị trường Mỹ. Để xuất khẩu được sang thị trường này, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về tính hệ thống, nguyên tắc và tuân thủ.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay gỗ rừng trồng đã đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu sản xuất, nhưng chủ yếu vẫn đang là tràm và cao su. Để đa dạng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, Việt Nam vẫn phải nhập 25% gỗ nguyên liệu.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, gỗ nhập khẩu chủ yếu là gỗ chất lượng cao dùng để phủ - dán bên ngoài sản phẩm.
Việc nhập khẩu gỗ, nhất là đối với một số nguồn gỗ nguyên liệu đặc thù mà trong nước không thể sản xuất là yêu cầu tất yếu, nhất là khi ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và đa dạng về sản phẩm.
Để đáp ứng tốt hơn nguồn nguyên liệu trong nước, Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách nhằm phát triển rừng gỗ lớn.
Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước đã có 193.000 ha rừng sản xuất gỗ lớn là rừng trồng và 94.000 ha rừng được chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Dự kiến, trong giai đoạn 2020 - 2025, lượng gỗ lớn sẽ chiếm 40% trữ lượng gỗ sản xuất cả nước.
Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp đã nhận thấy gỗ không có chứng chỉ sẽ gặp khó trong xuất khẩu. Bởi vậy, nhiều địa phương sở hữu diện tích rừng sản xuất lớn như Quảng Trị, Tuyên Quang… đã hướng đến phát triển các vùng nguyên liệu gỗ để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vừng (FSC).
Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, Tuyên Quang đã có 19.700 ha rừng đạt chứng chỉ FSC.
Năm 2019, Tuyên Quang phấn đấu cấp thêm chứng chỉ cho từ 4.500 - 5.000 ha. Triển khai trồng rừng có chứng chỉ FSC, Tuyên Quang nhận thấy ý thức của người dân đã thay đổi, tuân thủ tốt các quy định trong sản xuất.
Quyền lợi của người lao động được đảm bảo theo đúng quy định quốc tế và quản lý Nhà nước về quản lý rừng cũng được nâng cao.
Đặc biệt là sản phẩm gỗ từ rừng có chứng chỉ FSC có giá trị cao hơn rừng không có chứng chỉ từ 15 - 20%, thậm chí có khu rừng sản xuất tốt còn tăng lên 30%.
Trước nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế mang lại, Tuyên Quang đã đẩy mạnh tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi, kết nối người trồng rừng với doanh nghiệp để doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân phát triển trồng rừng gỗ lớn.
Nhờ đó, đến nay tỉnh đã quy hoạch được 6 vùng nguyên liệu cho 6 doanh nghiệp lớn tham gia liên kết sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng để gắn kết người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, ông Khoa chia sẻ.
Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp Việt Nam thay đổi và cải thiện mạnh mẽ cách quản trị rừng, hướng xuất khẩu ra thị trường mở một cách bền vững và có hiệu quả cao đối với cả chuỗi cũng như từng mắt xích tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, sự vào cuộc của chính những người trồng rừng, Việt Nam cũng có thời gian để nâng cao năng lực cho cả người sản xuất và chế biến, để cùng thống nhất tôn chỉ là bất kỳ ai tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ, đều tuân thủ quy định, hành động hợp pháp và minh bạch.
Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) toàn diện và tin cậy nhằm đảm bảo gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp thông qua hệ thống xác minh đối với gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu được khai thác và kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật./.
Nguồn: https://bnews.vn/su-dung-go-hop-phap-la-song-con-voi-doanh-nghiep-xuat-khau-/105652.html