Tin ngành

Hiện thực hóa giấc mơ gỗ Việt

Hiện thực hóa giấc mơ gỗ Việt

Năm 2018, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt trên 9,38 tỷ USD, chiếm gần 1/4 tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành NN&PTNT.
Phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ

Phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ

Mặc dù chưa đạt tỷ trọng cao về xuất khẩu, song phải khẳng định việc đầu tư, phát triển các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) rất được kỳ vọng, nhất là trong điều kiện nguồn nguyên liệu gỗ đang gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ. Vì thế, để phát triển hiệu quả các mặt hàng LSNG, đang rất cần hướng đi ổn định và bền vững.

 

Hiệp định CPTPP tạo nhiều cơ hội lẫn thách thức cho ngành gỗ

Hiệp định CPTPP tạo nhiều cơ hội lẫn thách thức cho ngành gỗ

Chiều 5-4, Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đã tổ chức hội thảo “Hiệp định CPTPP và cơ hội cho ngành gỗ”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các sở, ngành, chuyên gia kinh tế và hơn 100 doanh nghiệp ngành gỗ.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận những ưu điểm, hạn chế của ngành gỗ Việt Nam; cách tiếp cận thị trường và sự liên kết với các nước; cơ hội và thách thức khi Hiệp định CPTPP sẽ mở ra nhiều thị trường mới như Canada, Mexico, Nhật Bản, Úc… với thuế suất tối thiểu cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam; việc tuân thủ các tiêu chuẩn về xuất xứ, kỹ thuật, chất lượng, môi trường và lao động theo các tiêu chí khắt khe hơn và toàn diện hơn; các dòng thuế nhập khẩu bị cắt giảm, đồ gỗ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia trong khối Hiệp định CPTPP trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu; sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam. Đây là một sự dịch chuyển sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước trên nhiều mặt…