HỌP CLB LSS KỲ 76: GIẢM THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRONG SẢN XUẤT

Ngày 25/5/2022, các thành viên của CLB Sản xuất tinh gọn ngành gỗ Bình Dương (LSS) đã ghé thăm công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Thanh Thanh tại Củ Chi  để tham quan học hỏi về ứng dụng Lean sơn UV trước tinh chế (định hình). ĐỊNH HÌNH). Quy trình sản xuất này là hiếm hoi và táo bạo trong ngành chế biến gỗ. Chuyến tham quan được tổ chức dưới sự phối hợp giữa CLB LSS, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm phát triển Công nghiệp hỗ trợ Tp.HCM (CSID).

 

Đoàn CLB LSS tham quan công ty Kỹ nghệ gỗ Thanh Thanh

Với mẫu mã đẹp, sang trọng, các dòng sản phẩm đồ dùng trang trí nội thất mang phong cách Châu Âu (như tủ, bàn, ghế các loại bằng gỗ sồi, gỗ thông) của Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Thanh Thanh được rất nhiều khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính khắp trong và ngoài nước ưa chuộng. Về cải tiến trong sản xuất, công ty đã có quy trình sản xuất khác biệt: chi tiết được sơn lăn UV rồi  mới  giao cho tổ Tinh chế (Profiling section) gia công. Qui trình này đã đem lại tiết kiệm rất lớn, không chỉ chi phí sơn mà còn chi phí gia công cũng giảm thiểu. Với dòng hàng sơn Pigment (sơn phủ không thấy sớ gỗ), quy trình này rất phù hợp.

Nhà máy công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Thanh Thanh

Nhận xét về cải tiến Lean trong nhà máy Thanh Thanh, ông Lê Phước Vân - Chủ nhiệm CLB LSS - cho biết: công ty thực hiện phiếu pallet QR Code kiểm soát từ công đoạn đầu tiên đến sơn rất tốt và có hệ thống con lăn thiết kế ấn tượng. Thanh Thanh sử dụng chuyền con lăn để kết nối sản phẩm từ máy này sang máy khác, kết nối các công đoạn có tính hệ thống, hạn chế dùng pallet nên sản phẩm ít bị trầy xước, cấn móp. Đặc biệt, môi trường sản xuất của công ty rất sạch và sáng, hệ thống hút bụi và chiếu sáng trong nhà máy được lắp đặt hiệu quả giúp công nhân làm việc hiệu quả hơn. 

 

Trong kỳ họp này, ông Nguyễn Phú Phong - Trưởng ban đào tạo của CLB LSS - cũng có bài chia sẻ về chủ đề “Giảm thời gian chờ đợi trong sản xuất”. Waiting time trong sản xuất được tổng hợp bởi 3 yếu tố: người chờ, máy chờ và nguyên vật liệu chờ. Để giải quyết vấn đề này, cán bộ sản xuất có thể sử dụng các công cụ Lean sau:

•One Piece flow: giảm thời gian chờ của công đoạn sau

•Hejunka - Cân bằng chuyền: giảm cổ chai

•SMED – Giảm thời gian chuyển đổi sản xuất giữa các loại sản phẩm

•TPM (Total Productive Maintenance) duy trì năng suất tổng thể 

•Gemba Walk: đi đến đang cùng nhau làm ra sản phẩm để quan sát, tìm hiểu và giải quyết vấn đề, cải tiến.

Lợi ích của chuyển đổi nhanh (SMED)

 

Tham quan nhà máy là chương trình định kỳ được CLB LSS tổ chức mỗi tháng một lần. Quý Doanh nghiệp có nhu cầu hoặc quan tâm đến chương trình, vui lòng liên hệ Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương để được kết nối:

Điện thoại: 0274 2222 459

Email: info@bifa.vn 

 

Ban SKTT LSS