ĐIỀU KHOẢN 301 - MỸ ĐIỀU TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG GỖ BẤT HỢP PHÁP

Đến sáng nay, 13/11, USTR đã nhận được 52 bình luận từ VN và từ nhiều tổ chức và doanh nghiệp Mỹ. Bình luận của Hiệp hội sản phẩm gỗ Mỹ (AWPA, do bà Cindy làm Tổng Giám đốc điều hành) khá mạnh mẽ và tập trung vào các nội dung sau đây:

-  Đề nghị thành lập nhóm công tác giữa hai nước để xem xét và đề xuất giải pháp giải quyết vụ việc;

-  Cơ sở điều tra không rõ rang, các bằng chứng và báo cáo cáo buộc VN không nêu tên cụ thể;

-  Cung ứng gỗ ở VN khá đa dạng, Việt Nam đang tuân thủ pháp luật tốt, kể cả Lacey Act;

-  Chính phủ Mỹ có nhiều công cụ để loại bỏ thương mại bất bình đẳng, áp thuế như cách đã làm với TQ, chỉ nên là biện pháp cuốc cùng;

-  VN có nhiều giải pháp tích cực để loại bỏ gỗ bất hợp pháp, đặc biệt là VPA/FLEGT và NĐ 102;

- VN tích cực kiểm soát nhập khẩu gỗ tạo điều kiện để gỗ hợp pháp từ Mỹ nhập khẩu vào VN thuận lợi hơn;

-  Dịch chuyển sản xuất từ TQ, doanh nghiệp Mỹ cần phải tìm kiếm nguồn thay thế từ VN;

-  Điều tra 301 sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu gỗ Mỹ vào VN vì chế biến gỗ sẽ dịch chuyển ra khỏ VN;

- Có nhiều giải pháp ngoài áp thuế để xử lý vục việc: Thành lập tổ công tác để phối hợp với EU đảm bảo gỗ hợp pháp, xây dựng hệ thống giám sát/cấp phép điện tử, tăng cường hợp tác hải quan, minh bạch thủ tục xuất/nhập…;

-  Cần phải điều trần công khai như Liên minh nội thất Hoa Kỳ đã đề xuất;

-   Mỹ cần khuyến khích VN tiếp tục khuyến khích VN tiếp tục các quá trình đảm bảo gỗ hợp pháp.

Điểm rất bất lợi là tổ chức EIA lợi dụng việc USTR khởi xướng điều tra ngành gỗ VN để tung ra các báo cáo rất nặng lề về VN vi phạm luật pháp Cameroon và Congo trong khai thác và nhập khẩu gỗ từ hai quốc gia này.

Văn phòng sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật.

 

Xem thêm tại báo cáo: IWPA Wood Product Vietnam 301 Final 12 Nov 2020.pdf

 

Nguồn từ VIFOREST